top of page
Writer's pictureLily Phan

4. Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ, đo đường ở nhà theo chỉ số nào?




Khi dung nạp uống 75g nước đường, mức nào là có bệnh Tiểu Đường Thai kỳ?


  • Thông thường, khi các Mẹ Bầu vào tuần 24-28, bác sĩ sẽ cho uống 75 gram đường (dung nạp) để xét nghiệm về bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ.


  • Bản đường huyết để xét nghiệm xem bạn có bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ. Bản này là áp dụng sau khi bạn uống 75g nước đường dung nạp tại văn phòng bác sĩ. Lưu ý là mức đường huyết bạn theo dõi ở nhà không áp dụng chỉ số này.


  • Nếu 1 trong 3 chỉ số theo bảng này vượt, là có bệnh.

ĐTTK

Đói

Sau 1h

Sau 2h

mmol/L

≥5.1

≥10.0

≥8.5

mg/dL

≥91

≥180

≥153


Về nhà, khi mẹ bầu có bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ đo đường huyết ở nhà thì theo mức nào?


  • Khi có bệnh, thường là bác sĩ cho về nhà theo dõi (trừ khi đường huyết cao, thì bác sĩ sẽ cho bạn tiêm thuốc insulin hoặc nhập viện).


  • Nếu bác sĩ khuyên bạn về nhà theo dõi, bạn nên mua máy đo đường đo ở nhà theo dõi 1-2 tuần, sau đó đi khám lại theo đúng lịch hẹn.


  • Mức đo ở nhà, theo bảng đo này cho Mẹ Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ. Có một số thông tin tên mạng ghi mức đường huyết cho phép cao hơn. Bản đó là cho người bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, không phải cho các bà mẹ bầu có tiểu đường trong thai kỳ. Trong thai kỳ, thì mức đường huyết phải giữ ở mức kỹ hơn để an toàn cho thai nhi. Mức mg/dL = mmol/L *18

ĐTTK

Đói

Sau 1h

Sau 2h

mmol/L

<5,3

<7,8

<6,7

mg/dL

<95

<140

<120


  • Trong lúc đo đường ở nhà, bạn ăn kiêng theo phương pháp khoa học , tập thể dục (nếu có thể), và tối ngủ 8 tiếng. Sau đó thì khám bác sĩ lại.


Mức đường huyết nào cần tiêm thuốc?


  • Sau 1-2 tuần, ăn kiêng, tập thể dục và tăng giờ ngủ lên 8 tiếng, nếu đường huyết vẫn vượt cao hơn bảng số này, thì có thể là cần tiêm thuốc insulin. Mỗi cá nhân mỗi khác. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ của bạn. Mức này là lời khuyên chung từ Hiệp Hội Đái Tháo Đường Mỹ.

ĐTTK

Đói

Sau 1h

Sau 2h

mmol/L

≥5.8

≥8.6

≥7.2

mg/dL

≥105

≥155

≥130


Có cần mua máy đo đường huyết không?

  • Nếu bạn có điều kiện thì nên mua máy đo đường huyết. Lý do là bạn có thể theo dõi để biết đồ ăn nào phù hợp với bạn. Và bạn biết đường huyết có vượt mức hay không để chỉnh cách ăn hoặc khám bác sĩ để tiêm thuốc.

  • Chỉ số dung nạp của bạn càng cao thì càng nên mua máy để theo dõi cho an toàn.

  • Sau khi sinh thì có thể bán máy nếu muốn tiết kiệm chi phí.


Mua máy nào?

  • Có rất nhiều máy trên thị trường. Nếu có điều kiện thì nên mua máy tốt. Máy đo không chuẩn mang lại nhiều hoang mang và lo lắng.

  • Theo kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm,thì khi sử dụng máy On Call Plus, họ thường thấy không chuẩn. Máy thành viên thấy chuẩn là Accu-Chek.

  • Bạn muốn biết máy có chuẩn không lần sau khám bác sĩ, bạn mang máy của bạn theo đo cùng khi thử máu. Thử cùng thời gian khi lấy máu. Nếu máy trong khoảng 15% của thử máu thì máy có thể chấp nhận được.



Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.



Có câu hỏi về Tiểu Đường Thai Kỳ, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


Có câu hỏi về bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Đái Tháo Đường Tuýp 2 trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin.


1,757 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page