top of page
Writer's pictureLily Phan

220. Khi tiêm insulin, cách viết bản theo dõi đường huyết tại nhà như thế nào?




Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn 1 bản theo dõi đường huyết. Nếu họ không cung cấp, thì bạn có thể sử dụng bản này ở đây.


  • Lúc mới đo tiêm insulin, thì nên đo đường 1 ngày 7 lần:

    • 3 lần trước 3 bữa ăn chính

    • 3 lần 2 giờ sau 3 bữa ăn chính

    • 1 lần trước khi đi ngủ. 

  • Đo 1 ngày 7 lần để giúp bác sỉ chỉnh liều. Sau khi bạn đã chỉnh ổn liều thì có thể hỏi bác sĩ để giảm lần đo xuống. 

  • Ghi ra buổi ăn, bạn ăn những gì. Quan trọng nhất là ghi phần ăn tinh bột (cơm, bún, bánh phở, bánh mì, hủ tiếu, bánh ướt, v..v).  Để dể hiểu thì bạn ghi ra là bạn ăn bao nhiêu chén. Ví dụ buổi trưa bạn ăn 2 chén cơm, và 1 chén rau và 1 chén cá kho (chất đạm). Bạn ghi vào phần ăn là 2 chén cơm. Bạn không cần thiết ghi phần rau và phần chất đạm, vì những thứ nào không làm tăng đường huyết nhiều. 

  • Buổi ăn phụ bạn nên ăn tách ra sau buổi ăn chính từ 2-3 tiếng.

  • Nếu bạn có uống nước gì ngoài nước lạnh và trà không  đường thì bạn cũng ghi ra, và ghi ra số lượng bao nhiêu ml. Nếu bạn không biết bao nhiêu ml, thì ghi bao nhiêu chén. Ví dụ 1 chén nước dừa. 

  • Chỉ số nào vượt mức bác sĩ cho phép, thì bạn tô màu vàng để dễ theo dõi. 

  • Bạn có thể tải bản theo dõi về sử dụng tại đây>>

  • Bạn có thể tải một số app theo dõi đường huyết. Ví dụ:



Lưu ý: Nếu bạn tiêm thuốc insulin thì nên tìm bác sĩ giỏi để giúp bạn quản lý vì thuốc rất mạnh cần có kiến thức tốt. Bạn không biết bác sĩ nào thì có thể tham gia nhóm Facebook dưới đây để hỏi thành viêm nhóm giúp bạn chọn bác sĩ giỏi.


Có câu hỏi về Tiểu Đường Thai Kỳ, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


Có câu hỏi về bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Đái Tháo Đường Tuýp 2 trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

9 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page