top of page
Writer's pictureLily Phan

22. Sau khi ăn trưa/tối vượt mức, nên làm gì?

  • Người bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ, nếu sau khi ăn 1h> 7,8mmol/L, và sau 2h >6,7 mmol/L là vượt mức.


  • Xem bài viết về mức đường huyết cho phép cho gười bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2 tại đây>>


  • Khi đường huyết sau bữa ăn vượt, đầu tiên nên chỉnh ăn.

    • Lưu ý là nếu bạn tiêm thuốc insulin, thì xem bài viết về chỉnh liều insulin ở đây>>


  • Trong buổi ăn, ăn theo phương pháp: ăn 2 chén rau, 1 chén chất đạm, và 2/3 chén tinh bột. Rau và chất đạm giúp no lâu. Rau có chất xơ làm đường huyết hấp thụ chậm và ổn định hơn.


  • Ăn hoa quả vào bữa ăn phụ (2-3 tiếng sau bữa ăn chính).



  • Nếu đã ăn 2/3 chén cơm mà vẫn tăng, thì có thể đổi qua ăn 2/3 chén gạo lứt hoặc 2/3 chén yến mạch thay gạo trắng. Yến mạch sẽ ổn hơn là gạo lứt



  • Tối ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ đường huyết sẽ dễ tăng.


  • Đi bộ sau khi ăn 10-15 phút nếu có thể. Khi tập thể dục, cơ bắp hấp thụ đường huyết, làm hạ đường huyết.


  • Nếu không thể đi bộ được, thì có thể tập các động tác ngồi tại chỗ. Bạn lên Youtube đánh vào từ “Arm workout at desk” để tìm video hướng dẫn bài tập vẫy tay tại chỗ.


  • Nếu đã làm các bước trên mà đường sau 1h vẫn tăng, thì ăn theo thứ tự: rau và đạm ăn chung, và tinh bột ăn cuối cùng.


  • Nếu đường sau 2h tăng, thì có thể ăn chung tinh bột với đạm và rau. Xem bài viết về 2h tăng cao hơn 1h nên làm gì.


  • Mẹ bầu Tiểu Đường Thai Kỳ, nếu đường huyết sau 1h vẫn trên 8,6mmol/L (155mg/dL), hoặc 2h >7.2 mmol/L (130mg/dL) vài lần thì khám bác sĩ. Mỗi ca mỗi khác. Nhưng mức này là Hiệp Hội Đái Tháo Kỳ Hoa Kỳ khuyên là có thể bạn sẽ cần tiêm thuốc insulin.


  • Dưới mức, chỉ cần theo dõi.







Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 


2,473 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page