top of page
Writer's pictureLily Phan

144. Làm sao chăm sóc chân cho người bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2?



Có bệnh Đái Tháo Đường làm tăng nguy cơ cưa chân .

  • Lý do là đường huyết cao làm cho bạn mất dần đi cảm giác ở chân.

  • Nếu bạn có một vết thương nhỏ ở chân, nhưng vì ít cảm giác đau, bạn không biết là có vết thương. Nên không phát hiện ra, dần dần vết thương sẽ lớn.

  • Bạn hãy hết mình chăm sóc vào kiểm tra chân mỗi ngày. Như vậy thì bạn có thể giảm nguy cơ cưa chân được rất nnhiều!

  • Ngoài ra, đường huyết cao làm vết thương lâu lành, có thể dẫn đến cưa chân. Nhiều người cần cưa chân, nếu họ kiểm tra chân mỗi ngày có thể giảm nguy cơ.

Đây là cách chăm sóc chân của bạn.

  • Mỗi ngày, kiểm tra chân xem có vết thương không. Nếu bạn không nhìn chân được thì nhờ người nhà kiểm giúp.

  • Kiểm bàn chân và giữa các ngón chân. Rửa chân mỗi ngày với một ít xà bông.

  • Không ngâm chân, vì ẩm ướt có thể làm nứt chân.

  • Sau khi rửa chân, có thể thoa một lớp thuốc chống khô da (lotion). Không thoa giữa ngón chân .

  • Nếu có vết chai, bạn đừng tự cắt. Bạn vào phòng y tế nhờ họ cắt cho bạn. Bạn có thể tự cắt móng chân. Nhưng nếu móng chân quá dày, bạn không cắt được. Thì đến phòng y tế nhờ họ cắt. Đừng tự cắt có thể làm chân bị thương.

  • Luôn luôn mang giày. Chọn loại giày rộng. Nếu giày chật hẹp, có thể làm chân bị thương. Ở nhà cũng mang giầy. Mua một đôi giày loại mang ở trong nhà. Giầy phải che móng chân. Vì nếu bạn đụng vào bàn ghế thì chân sẽ không bị thương.

  • Đừng để chân bị lạnh hoặc nóng. Khi trời quá nóng, đừng đi chân không vì có thể bị phỏng. Luôn luôn mang giày, trong nhà hoặc ngoài đường.

  • Không thoa dầu nóng lên chân có thể gây ra bỏng da. Nếu bạn ở nơi lạnh, không sử dụng mềm có điện, có thể làm bỏng chân.

  • Mỗi ngày tập thể dục chân 3 lần để giúp lưu thông máu. Mỗi lần 5 phút. Nhúc nhích ngón chân. Bàn chân vẫy lên và vẫy xuống

  • Nếu chân có vết thương thì đi khám bệnh viện ngay lập tức. Càng đợi lâu thì càng tăng nguy cơ cưa chân.


Bạn hãi cố gắng kiểm tra chân mỗi ngày và đi khám bệnh viện liền nếu có vấn đề. Đây là câu chuyên của những người bị cưa chân. 


“Bà Vân, 57 tuổi, bệnh tiểu đường ba năm, lần này đau nhức bàn chân trái không điều trị chỉ thoa dầu nóng dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt hai ngón.

Sau một ngày thoa dầu nóng, bàn chân trái đỏ, phồng rộp như bị phỏng, bà Vân ngại đi khám nên tự ý bôi thuốc kháng khuẩn. Hơn một tuần, vết thương chuyển sang màu đen, bốc mùi, bà đến phòng khám được tư vấn cắt chân nên vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh kiểm tra.

Ngày 12/3, BS.CKI Đặng Thị Oanh, khoa Cấp cứu, cho biết vết thương ở bàn chân trái của bà Vân nhiễm trùng và hoại tử rộng do đến viện trễ, nếu nhiễm trùng lan sâu vào xương và mạch máu chân xơ vữa nhiều nguy cơ phải cắt cụt chân.”


“Bác sĩ Thiệu cho hay bà M. có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Qua khai thác tiền sử, bà M. cho hay trước thời điểm vào viện một tháng, bà gặp tai nạn trong sinh hoạt bị trẹo chân trái.

Do tai nạn không quá nặng, thời điểm đó rơi đúng vào dịp Tết nên bà ngại tới viện kiểm tra. Thay vào đó, bà M. đã tự mua thuốc để tiêm vào chân trái tại nhà.

"Bệnh nhân không rõ dùng thuốc tên gì. Sau gần một tuần tự điều trị tại nhà, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm mô bào, hoại tử toàn bộ hai cẳng chân. Bệnh nhân có chỉ định cắt cụt cả hai chi", bác sĩ Thiệu thông tin.

Theo bác sĩ Thiệu, đây là trường hợp đáng tiếc vì bệnh nhân chủ quan, tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc dẫn đến biến chứng.”


Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ 84 tuổi bị biến chứng đái tháo đường. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bàn chân phải tím đen, sốt cao, tình trạng nhiễm trùng máu cao. 

Qua khai thác, người nhà bệnh nhân cho biết bà cụ có tiền sử đái tháo đường type 2 và suy thận. Sau khi bệnh nhân cắt móng chân bị chảy máu và nhiễm trùng ngón chân thứ 3 bàn chân phải.  Chỉ sau 10 ngày bị nhiễm trùng, bệnh nhân biến chứng đái tháo đường gây hoại tử 1/2 bàn chân phải, nguy cơ cắt cụt chi cao.



Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường trên Youtube.

 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

62 views0 comments

Comments


bottom of page