Hạ đường huyết là khi đường huyết dưới 79mg/dL (3.8mmo/L)
Nếu có dấu hiệu đường huyết hạ, bạn nên:
Lấy một ly nước (118ml) pha với 1 muỗng đường (loại muỗng canh)
Nếu không có nước đường thì bạn có thể nước trái cây, hoặc nước ngọt (loại có đường)
Sau 15 phút, thử lại đường huyết. Nếu vẫn dưới 70mg/dl (3.8mmol/L) thì bạn uống thêm 1 ly nước đường nữa
Sau 15 phút và thử lại. Nếu vẫn dưới mức thì lại uống thêm 1 ly.
Mỗi 15 phút đo 1 lần, đến lúc nào trên mức thì thôi. Sau khi đường huyết trên mức, thì có thể ăn 1 buổi ăn như bình thường để đường huyết đừng hạ nữa
Nếu đường huyết hạ, thì đừng tiêm thêm thuốc insulin.
Và nếu người bệnh ngất xỉu, thì đừng cho ăn hoặc ép họ uống vì họ sẽ bị nôn mửa. Thông thường là chỉ những người tiêm insulin thì mới có thể hạ đường huyết đến mức ngất xỉu. Nếu bệnh của bạn chưa nặng đến mức tiêm insulin, thì đừng quá lo lắng về nguy cơ ngất xỉu qua đêm.
Nếu bạn tiêm thuốc insulin, thì bạn nên mua trước một bút tiêm glucagon ở nhà thuốc Tây và dạy cho người nhà cách sử dụng. Nếu đường hạ đến mức ngất xỉu, thì người nhà phải biết cách tiêm glucagon vào người bạn để tăng đường huyết và chở người bệnh đi bệnh viện ngay lập tức. Để lâu sẽ nguy hiểm.
Bạn nên hỏi bác sỉ cách tiêm glucagon vì có nhiều loại glucagon. Ở đây Lily chia sẻ một số thông tin chung chung về cách tiêm. Và bạn hãy hướng dẫn thật kỹ cho người nhà cách sử dụng.
Có thể tiêm vàođùi, bụng dưới, cánh tay trên hoặc mông.
Khi bạn đã chuẩn bị sẵn ống tiêm, hãy tiêm vào da. Giữ bút tiêm vào da trong 5 giây.
Đau khi tiêm thuốc, hãy rút kim ra. Để sử dụng bút glucagon, hãy lấy bút ra khỏi gói và mở nắp bút.
Sau khi bạn tiêm glucagon, hãy xoay người cho họ nằm bên hông để họ tránh bị nghẹt thở khi nôn mửa.
Sau đó gọi cấp cứu hoặc các dịch vụ khẩn cấp khác ngay lập tức.
Nếu không chở họ đến bệnh viện trong vòng 15 phút và người đó vẫn bất tỉnh, hãy cho một liều glucagon khác nếu có.
Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.
Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường trên Youtube.
Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).
Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin.
Comments