top of page
Writer's pictureLily Phan

104. Mới biết có bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, nên làm gì?



Quản lý đường huyết  là trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn hãy vững tâm mà sống. Khi quản lý đường huyết tốt, thông thường là bạn có thể số vui khỏe lâu dài. Một số bệnh khác như tim, thận, gan khó trị. Còn bệnh về đường huyết thường là khá dễ trị và quan trọng nhất là bạn có thể chỉnh được nếu bạn cố gắng. Bạn nên:


  1. Đầu tiên là bạn nên sử dụng thuốc Tây theo đúng toa bác sĩ.

  2. Sau đó thì bạn ăn kiêng theo mức ăn khoa học. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ. Bữa chính ăn 2 chén rau, 1 chén chất đạm, và ~2/3 chén tinh bột. Bạn xem bài viết về cách ăn uống cho bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2.

    1. Nếu bạn đang tiêm thuốc insulin, thì đừng giảm tinh bột quá nhanh sẽ làm hạ đường huyết. Giảm từ từ và theo dõi xem có cần hạ liều thuốc không. Bạn xem bài viết về tiêm insulin và ăn uống.

  3. Ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ đường huyết sẽ dễ tăng.

  4. Sau khi ăn, bạn đứng dậy liền, đi bộ 10-15 phút nếu có thể. Lý do đi tập thể dục liền ngay sau khi ăn vì sau khi ăn là đường huyết tăng nhiều nhất. Nên bạn tập thể dục là cơ bắp sử dụng đường để làm việc, nên đường huyết sẽ hạ. Nếu không đi bộ được, thì tập các động tác tay ngồi tại chỗ, hoặc dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ bằng tay, làm vườn tược. Ngay sau khi ăn, không nên nằm xuống ngủ mà nên vận động một 10-15 phút nếu có thể.

  5. Mua máy đo đường huyết để đo và theo dõi ở nhà. Bạn xem bài viết về cách do đường ở nhà và chí số theo dõi đường ở nhà.

  6. Mỗi buổi tối, xem chân có bị thương không. Bạn xem bài viết về các chăm sóc chân.

  7. Khám bác sĩ đúng hẹn. Khám bác sĩ gia đình, bác sĩ mắt. Và nếu cần thì khám bác sĩ về chân, thận, và tim.

  8. Khi mới biết có bệnh Đái Tháo Đường, nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng.

    1. Bạn đừng cảm thấy cô đơn. Bệnh này rất phổ thông, nhiều người bị. Quan trọng nhất là bạn học nhiều kiến thức ở đây để giúp điều hòa đường huyết và sống vui khỏe.

    2. Đối với bệnh ĐTĐ, việc quản lý đường huyết 90% là nằm trong khả năng của bạn.

    3. Bạn lên nhóm Facebook Thực Đơn Tiểu Đường 2 để chia sẻ và học hỏi cùng nhóm. Bạn hỏi trong nhóm để tìm được bác sĩ giỏi nơi bạn ở để giúp bạn quản lý bệnh.

    4. Trị càng sớm càng tốt. Có nhiều người khi biết có bệnh vẫn ỷ lại là còn khỏe mà từ từ trị cũng được. Bệnh Đái Tháo Đường để lâu sẽ ảnh hưởng đến bệnh tim, hư thận, mù mắt, cưa chân, và các bệnh khác. Khi trị càng sớm thì có nhiều khả năng sống vui khỏe lâu dài.

    5. Đừng tự trách bản thân. Một số người khi biết có bệnh cảm thấy là lỗi của mình. Bạn đừng trách bản thân. Có thể một phần là di truyền, một phần là bạn thiếu kiến thức về cách ăn uống khoa học. Lúc trước Ba của Lily và Lily điều không biết cách ăn uống. Nên Ba Lily bị bệnh Tiểu Đường lâu năm và cuối cùng dẫn đến hư thận.

    6. Nếu bạn đã tìm đến đây để đọc các bài viết này thì bạn rất chịu khó học hỏi. Khi có kiến thức thì bạn có thể quản lý đường huyết tốt hơn.

    7. Hãy biến niềm lo lắng thành động lực để thay đổi cách ăn uống.

    8. Một số bạn cảm thấy lo lắng đến mức trầm cảm. Bạn nên tìm bác sĩ tâm lý để giúp bạn.


Cố lên. Lily tin là bạn sẽ có thể quản lý đường huyết được.




Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

54 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page