Khi bạn ăn đồ ăn có chất tinh bột (như cơm, bánh mì, phở, v..v), cơ thể sẽ tiết ra insulin để giúp tiêu hóa đồ ăn và biến đồ ăn thành năng lượng. Đây là một hóa trình tiêu hóa bình thường.
Bạn cần dinh dưỡng để sống. Ăn tinh bột (như cơm, bánh mì, phở, v..v) là một việc bình thường và quan trọng để cơ thể có đủ sức hoạt động.
Nhưng nếu bạn ăn nếu bạn ăn quá nhiều chất tinh bột hơn mức cơ thể cần và bạn ít tập thể dục, sau một thời gian dài trong nhiều năm, cơ thể phải luôn liên tục cho ra insulin để giúp tiêu hóa đồ ăn. Sau một thời gian dài, cơ thể sẽ kiệt sức và giảm dần mức insulin được cho ra . Khi bạn vẫn ăn nhiều tinh bột, cơ thể thiếu insulin để hạ đường huyết, thì đường huyết sẽ tăng cao. Khi đường huyết tăng cao, đó là bệnh Đái Tháo Đường.
Trong các bài viết ở đây, Lily hướng ăn bạn ăn uống theo cách khoa học vừa cân bằng, vừa đầy đủ dinh dưỡng giúp điều hòa đường huyết. Hi vọng giúp bạn tạo ra một thói quen ăn uống khoa học lâu dài.
Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 thường là phát bệnh trong bao nhiêu lâu?
Mỗi người mỗi khác. Thông thường là bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 là pháp chậm trong nhiều năm. 30-40 năm trước, thường là bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 phát vào lúc lớn tuổi (trên 40 tuổi). Nhưng những năm gần đây, đồ ăn ngọt nhiều đường và tinh bột phổ thông khắp nơi. Một số người ăn nhiều đồ ăn ngọt và nhiều tinh bột từ bé, nên có thể phát bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2 lúc trẻ. Em bé sinh ra từ mẹ bầu Tiểu Đường Thai Kỳ sẽ có nguy cơ phát bệnh cao sớm hơn người bình thường.
Nhưng nếu bạn tạo thói quen cho bé từ nhỏ ăn uống khoa học và tập thể dục, thì có thể giảm nguy cơ pháp bệnh.
Ai có nguy cơ cao?
Người thừa cân, gia đình có tiền sử bệnh Đái Tháo Đường, phụ nữ thai kỳ trước có bệnh TĐTK, người Á Châu, trên 25 tuổi, có bệnh Tiền Tiểu Đường, đã sinh bé lớn hơn 4kg.
Bệnh Tiểu Đường 2 có phải vì cách ăn uống gây ra?
Một số lý do là vì gia đình bạn có tiền sử bệnh Đái Tháo Đường. Nhưng một phần cũng có thể vì bạn chưa hiểu kiến thức về ăn uống khoa học. Đừng lo, bạn có thể quản lý đường huyết tốt hơn khi hiểu cách ăn uống khoa học.
Tại sao tôi có bệnh mặc dù không ăn nhiều đồ ngọt?
Có thể là bạn là người trong nhóm có nguy cơ cao (thí dụ là gia đình có tiền sử bệnh Đái Tháo Đường), thì bạn dễ phát bệnh hơn người khác. Có thể là bạn không ăn nhiều đồ ngọt như ăn nhiều tinh bột (như cơm, bánh mì, bánh phở, mì.. v, v.) Có thể bạn làm công việc căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc làm ca đêm. Các việc này có thể làm tăng đường huyết.
Có phải bệnh suốt cuộc đời không?
Nếu bạn trong mức tiền tiểu đường thì có thể cố gắng hạ mà chưa cần uống thuốc Tây.
Nếu bạn vừa vào bệnh tiểu đường 2 mức nhẹ, thời gian đầu nên uống thuốc Tây theo toa của bác sĩ, ăn kiêng, và tập thể dục. Nếu trong quá trình ăn kiêng và tập thể dục mà có thể hạ được vào mức tiền Tiểu Đường thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để tạm dừng thuốc.
Nếu bạn có bệnh Tiểu Đường 2 nhiều năm, thì nên uống thuốc theo toa bác sĩ. Khi bạn uống thuốc, ăn kiêng, và tập thể dục thì thường là vẫn có thể quản lý đường huyết tốt và sống khỏe lâu dài.
Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.
Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.
Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).
Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin.
Comments